Bài Tổ Tôm là một trò chơi đánh bài mang nét văn hóa lâu đời của người Việt. Chơi Tổ Tôm không chỉ để giải trí mà còn có thể giúp các con bạc kiếm tiền triệu mỗi ván. Cách chơi bài Tổ Tôm cũng không quá khó. Nếu bạn đang muốn thử sức với bài Tổ Tôm thì đây là bài viết dành cho bạn.
Nội dung chính
Bài Tổ Tôm là gì?
Bài Tổ Tôm là gì? Tổ Tôm là một trò chơi bài có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, cách chơi bài Tổ Tôm có nhiều cải tiến và biến đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt. Do đó, bài Tổ Tôm được xem là một trò chơi bài đặc sắc của người Việt. Hình ảnh các cụ ông ngồi trên chiếu chơi Tổ Tôm đã trở thành một phần văn hóa.
Bài Tổ Tôm được chơi phổ biến ở phía Bắc nước ta. Bài Tổ Tôm được chơi trong nhiều dịp, đặc biệt là các dịp lễ, hội, tụ họp gia đình. Ngoài ra, bài Tổ Tôm cũng được các sới bạc đưa vào kinh doanh. Ngày này, những người yêu thích bài Tổ Tôm có thể tham gia chơi đánh bài Tổ Tôm ăn tiền tại các sòng bạc lớn nhỏ, nhà cái online dưới hình thức game đánh bài đổi thưởng mới nhất.
Bộ bài chơi Tổ Tôm có gì đặc biệt
Chơi Tổ Tôm không dùng bộ bài Tây 52 lá như thường thấy mà thay vào đó là bộ bài Tổ Tôm chuyên dụng. Bộ bài Tổ Tôm có tổng cộng 120 lá. Lá bài được làm từ chất liệu bìa dẻo đôi khi có tráng nhựa để tăng độ bền, đẹp. Mặt trên lá bài có ghi chữ Nho và hình vẽ tượng trưng đi kèm để phân biệt quân.
Trong bộ bài 120 lá này lại có sự phân chia loại và quân rất chi tiết. Cụ thể bộ bài Tổ Tôm sẽ có 30 loại quân, mỗi loại quân có 4 lá. Dựa vào hoa văn và chữ trên lá bài, lại được chia tiếp thành Hàng và Hoa:
- 9 Hàng: Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu.
- 3 Hoa: Vạn (萬), Văn (文), Sách(索)
Tên của quân bài sẽ được ghép từ 2 yếu tố Hàng và Hoa. Cụ thể:
Hàng Vạn (萬): Nhất vạn, nhị vạn, tam vạn, tứ vạn, ngũ vạn, lục vạn, thất vạn, bát vạn, cửu vạn
Hàng Văn (文): Nhất văn, nhị văn, tam văn, tứ văn, ngũ văn, lục văn, thất văn, bát văn và cửu văn.
Hàng Sách(索): Nhất sách, nhị sách, tam sách, tứ sách, ngũ sách, lục sách, bát sách, cửu sách
Tổng cộng sẽ cơ 27 quân được gọi tên theo công thức trên. Còn lại sẽ được gọi là “Yêu”. Trong các lá bài “Yêu” này lại chia thành:
- Chi chi: 2 người cầm chùy
- Thang Thang: Người phụ nữ đang cho con bú
- Ông cụ: Ông già chống gậy
Một số thuật ngữ trong bài Tổ Tôm
Bài Tổ Tôm có khá nhiều thuật ngữ, người chơi cần phải nắm được các thuật ngữ này và hiểu nó là gì để dễ giao tiếp và đưa ra hành động khi chơi bài Tổ Tôm.
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
Yêu đỏ | Chỉ các lá bài Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ |
Yêu đen | Chỉ 3 lá bài Nhất Vạn – Nhất Sách – Nhất Văn |
Phu | Tổ hợp tay bài gồm 3 quân ghép thành bộ. Trường hợp đặc biệt cần lưu ý là Phu Yêu, phu này chỉ cần 1 phu thì cũng được tính là tròn bài. |
Phỗng | Trong tay bài được chia ban đầu người chơi đã có sẵn 2 quân bài giống nhau, sau đó, ăn được quân hoặc bốc nọc ăn được thì gọi là phỗng. Người có Phỗng được ưu tiên ăn quân trước và có thể ăn được ở tất cả các cửa trừ khi có người ù. |
Khàn | Người chơi có sẵn 3 quân giống nhau ngay từ khi nhận bài từ người chia. |
Thiên khai | Người chơi có sẵn 4 lá bài giống nhau ngay từ khi nhận bài từ người chia. |
Lưng | Tổ hợp đặc biệt. Có tổng cộng 9 lưng trong bài Tổ Tôm là:- Tam vạn – Tam sách – Thất văn – Cửu vạn – Bát sách – Chi chi- Nhất vạn – Nhất sách – Cửu văn- Nhị vạn – Nhị sách – Bát văn- Cửu vạn – Cửu sách – Thang thang- Cửu sách – Thang thang – Ông cụ- Nhất văn – Nhị văn – Tam văn- Phỗng, Khàn úp- Dậy Khàn, Thiên khai |
Bất thực | Người chơi đang có Khàn hoặc có Thiên khai nhưng không có nhu cầu úp, đợi bài để có tay bài tốt hơn. |
Cửa trì | Cửa trì là cửa nằm ở bên phải của người chơi và là cửa mà người chơi được ưu tiên ăn khi tới lượt. |
Ù | Khi người chơi có tay bài tròn, tất cả các lá bài (20 lá trên tay và 1 lá bốc được của làng hoặc bốc từ nọc) đều được xếp thành phu, không có lá bài lẻ nào để chơi nữa. |
Hướng dẫn cách chơi bài Tổ Tôm đúng chuẩn
Cách chơi bài Tổ Tôm cũng không quá khó, bạn chỉ cần chú ý cách sắp xếp tay bài, cách ăn quân là có thể dễ dàng “nhập cuộc”. Dưới đây là phần hướng dẫn cách chơi bài Tổ Tôm hoàn chỉnh để bạn tham khảo.
Chia bài
Người chia bài trong Tổ Tôm không nhất thiết phải là nhà cái. Người chia bài ở ván đầu thường là tự đề bạt. Sau đó, người giành chiến thắng ở ván trước sẽ là người chia bài ván sau.
Tùy vào số lượng người chơi mà cách chia bài chơi Tổ Tôm cũng khác. Ví dụ:
- Chia bài 5 người chơi: Mỗi người được chia 20 quân bài trong một lần. Chia đủ quân cho người này thì mới sang chia cho người kế tiếp theo chiều kim đồng hồ. Số quân bài còn dư sẽ được đặt úp giữa chiếu để làm bài nọc.
- Chia bài cho 4 người chơi (Bí Tứ): Nhà cái chia bộ bài thành 5 tụ đều nhau. Mỗi người chọn lấy 1 tụ, tụ còn lại được đặt ra giữa chiếu để làm bài nọc.
Xếp bài
Xếp bài trong khi chơi Tổ Tôm cũng có nguyên tắc riêng. Trong đó, có 2 nguyên tắc chính người chơi phải tuân thủ là:
- Phu dọc: Xếp 3 lá bài theo thứ tự hàng dọc. Tức là các lá bài cùng hàng có giá trị tăng tiến. Ví dụ: Nhất sách – Nhị sách – Tam sách; Nhất vạn – Nhị vạn – Tam vạn,….
- Phu ngang (Phu Bí): Xếp 3 lá bài theo thứ tự hàng ngang, tức các lá bài cùng hàng nhưng không cùng hoa. Ví dụ: Nhất văn – Nhất sách – Nhất vạn,…
Ngoài ra, trong xếp bài Tổ Tôm, vị trí của các quân bài trên tay cũng được quy định rõ ràng:
- Các quân Yêu sẽ được xếp thụt sâu xuống, không nằm cùng hàng với các lá bài khác.
- Khàn không được cầm chung mà phải úp xuống chiếu, đợi được bài phù hợp mới được cầm lên.
- Khàn bất thực (khàn kèm 2 phu) phải úp chén lên trên đợi quân còn lại xuất hiện mới được ngửa.
- Thiên khai cũng phải úp xuống chiếu. Đôi khi bài nhiều cầm không hết người chơi cũng có thể úp luôn cả Yêu.
Cách cầm bài thì tùy mỗi người nhưng cách cầm dễ chơi nhất là cầm xòe theo kiểu nan quạt.
Tìm hiểu thêm: Cách Chơi Bài Bửu Hướng Dẫn Chi Tiết Từ Cổng Bet 88
Đánh bài
Ăn quân là phần được đánh giá là khó nhất trong khi chơi Tổ Tôm. Nếu là một người chơi mới, các bạn chỉ cần nhớ những phần sau:
Cho cái
Cho cái thường là người chia bài, người được đánh trước. Lúc này, người cho cái sẽ bốc 1 quân bài từ bài nọc để mở trận.
Ăn quân
- Đến lượt đánh của mình, nếu có bài ăn được thì cứ ăn
- Nếu bỏ lượt ăn trong lần này, bạn vẫn có thể ăn bài bình thường ở vòng chơi mới. Tuy nhiên, nếu đó là quân Yêu thì nếu không ăn bạn sẽ mất lượt ăn ở vòng tiếp theo.
- Bạn chỉ được ăn quân khi quân bài đó có thể kết hợp thành phu (phu ngang hay phu dọc đều được)
Chờ bài
Chờ bài khi bạn đang sở hữu:
- Thập thành: Đã có phu hay lưng, chờ quân yêu ra nữa là có thể hô ù
- Bạch thủ: Đã có bài tròn, chờ bài lưng ra là có thể ăn phỗng
- Chi nẫy: Người chơi chỉ cần chờ 1 con Chi Chi nữa là ù
Luật ù bài Tổ Tôm cho người mới
Luật ù khi chơi bài Tổ Tôm là gì? Để tránh mất tiền oan hay phải chịu thiệt khi chơi bài Tổ Tôm ăn tiền, đặc biệt là khi chơi bài Tổ Tôm online, các bạn cần lưu ý các luật ù bài Tổ Tôm sau:
Điều kiện ù bài
Bạn có thể hô ù bài khi:
- Các quân Khàn đều đủ quân và được lật lên hết.
- Tay bài phải còn đủ 21 lá, xếp thành phù không có bài lẻ và phải có ít nhất 1 lưng thì mới tính là hợp lệ.
Các loại ù và cách tính điểm ù
Trong bài Tổ Tôm có khá nhiều loại ù. Mỗi loại ù sẽ có số điểm khác nhau. Khi người chơi ù loại nào phải hô to để tất cả mọi người đều biết. Một số loại ù phổ biến được sử dụng trong khi chơi bài Tổ Tôm là:
Loại ù | Điều kiện ù | Điểm |
Ù thông | Ù liên tiếp từ cây thứ 2 trở đi | 1 điểm |
Thập điềm | Ù toàn quân đỏ | 3 điểm |
Bạch định | Ù toàn quân trắng | 8 điểm |
Kính cụ | Ù với quân trắng và quân Ông cụ đỏ | 6 điểm |
Kính tứ cố | Ù với 4 quân Ông cụ đỏ và nhiều hơn 1 quân trắng | 10 điểm |
Ù Chi nẩy | Ù do bốc được 1 quân từ dưới bài nọc | 2 điểm |
Ngoài ra, khi xét ù còn các loại ù khác như:
- Ù suông không cước: +1 điểm
- Ù suông 2 dịch 1: +25 điểm
- Ù suông 4 dịch 2: +50 điểm
- Ù xuyên 5 gian: +1 điểm
- Ù có Tôm: +1 điểm
Đây đều là các loại ù phụ và được “chế” thêm nhằm tăng thêm tiền ăn cược cho người chiến thắng.
Các lỗi bị tính phạt khi chơi bài Tổ Tôm
Đánh bài Tổ Tôm thưởng phạt rất khắt khe. Bên cạnh ăn thưởng, người chơi phải dè chừng các lỗi bị phạt tiền sau:
Lỗi treo tranh
Người chơi bị bắt phạt lỗi treo tranh khi:
- Ăn phu nhưng không hạ
- Ăn phỗng nhưng không có phu dọc đi kèm
- Đánh bài đi rồi nhưng vẫn còn quân ăn dưới chiếu
Lỗi kê khàn
Phạm lỗi kê khàn khi rơi vào các trường hợp sau:
- Nếu có quân giống với quân trong khàn của bạn được đánh ra nhưng bạn lại không ăn, không dậy khàn
- Khi người chơi ù quên không lật khàn đang úp dưới chiếu cho làng kiểm tra
Sai thủ tục trả chén
Nếu bạn có úp chén thì khi trả chén cẩn thận không mắc phải các lỗi thủ tục sai khi trả chén này nhé:
- Khi ù quên không trả chén
- Khi phỗng không trả chén ngay
- Có xướng trả chén nhưng trả chén sai quân
- Không xướng phỗng để trả chén, xướng sai phỗng úp chén
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách chơi bài Tổ Tôm cơ bản cho người mới bắt đầu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi website của chúng tôi để xem thêm nhiều bài viết khác về cách chơi game đánh bài online trên mạng nhé!